Văn hoá doanh nghiệp là yếu tố quyết định sự trường tồn của công ty

Ở thời gian đầu xây dựng, các doanh nghiệp thường chỉ quan tâm đến việc làm thế nào để giữ vững lợi nhuận, tạo chỗ đứng chắc chân trên thị trường mà lơ là khâu xây dựng văn hoá doanh nghiệp. Nhưng thực tế đã chứng minh, chính văn hoá nội bộ mới là yếu tố quyết định giúp một doanh nghiệp giữ được vị thế để phát triển bền vững và lâu dài. Cụ thể như thế nào? – Mời bạn đọc cùng Salesworld tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

van-hoa-doanh-nghiep
Văn hoá doanh nghiệp được kiến tạo từ sự chung tay vun đắp của cả tập thể

Văn hoá doanh nghiệp là gì?

Văn hoá doanh nghiệp là văn hoá của một tổ chức, thiết lập dựa trên tất cả các giá trị về niềm tin, mục tiêu, chuẩn mực thể hiện trong cách ứng xử, phong thái làm việc của mọi thành viên trong doanh nghiệp.

Không có một khái niệm cụ thể cho văn hoá doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp và mỗi nền văn hoá lại có cách nhìn khác về lĩnh vực này. Một vài định nghĩa về văn hoá doanh nghiệp có thể kể đến như sau:

“Phẩm chất riêng biệt của tổ chức được nhận thức phân biệt nó với các tổ chức khác trong lĩnh vực”. (Gold, K.A.)

“Văn hóa thể hiện tổng hợp các giá trị và cách hành xử phụ thuộc lẫn nhau phổ biến trong doanh nghiệp và có xu hướng tự lưu truyền, thường trong thời gian dài”. (Kotter, J.P. & Heskett, J.L.)

“Văn hóa doanh nghiệp là những niềm tin, thái độ và giá trị tồn tại phổ biến và tương đối ổn định trong doanh nghiệp”. (Williams, A., Dobson, P. & Walters, M.)

Dễ thấy rằng, văn hoá doanh nghiệp có thể hiểu là truyền thống tạo nên bản sắc khác biệt của từng doanh nghiệp.

Xây dựng văn hoá doanh nghiệp như thế nào?

van-hoa-doanh-nghiep-1
Nhà lãnh đạo cần làm gì để xây dựng văn hoá doanh nghiệp lành mạnh, hợp lý?

Cốt lõi của văn hoá doanh nghiệp là tinh thần doanh nghiệp và quan điểm giá trị của doanh nghiệp. Vì thế rất nhiều lãnh đạo đã mắc lỗi khi áp đặt văn hóa mà không khơi gợi nhận thức của nhân viên mình với nó. Nếu không giảng giải được cặn kẽ hệ thống các giá trị văn hóa của doanh nghiệp có ích lợi gì với nội bộ tổ chức, tất yếu mọi hình thức triển khai chỉ là phong trào rỗng tuếch và nhanh chóng tàn lụi. Một câu hỏi được đặt ra rằng, vậy những giá trị nào là hợp lý và giá trị nào là không hợp lý? Điều này tùy thuộc rất nhiều vào đặc điểm từng tổ chức riêng biệt, nhưng tựu chung lại, có một số giá trị được đề cao trong nội bộ tổ chức ở Việt Nam như sau:

  • Sự thành thật
  • Sự tự giác
  • Sự khôn khéo, linh động

Đối với từng trường hợp của từng doanh nghiệp cụ thể, nhà lãnh đạo có thể thêm hoặc bớt vào những giá trị trên các phương châm phù hợp với mục tiêu kinh doanh và điều kiện thực tế.

Tác dụng của văn hoá doanh nghiệp

Để gia tăng lợi nhuận đương nhiên doanh số kinh doanh là yếu tố quyết định. Nhưng không phải là lợi nhuận mà chính văn hoá doanh nghiệp mới là thứ giúp doanh nghiệp phát triển bền vững và lâu dài bởi những tác dụng không ngờ mà nó đem lại như:

  • Nâng cao động lực làm việc của mỗi nhân viên: văn hoá doanh nghiệp là kim chỉ nam giúp nhân viên thấy rõ mục tiêu, định hướng trong công việc hằng ngày của mình. Đồng thời còn khuyến khích xây dựng môi trường làm việc thoải mái, lành mạnh. Điều này giúp cho nhân viên thấy được công việc mình đang làm mang ý nghĩa tích cực chứ không chỉ đơn thuần là một việc làm mưu sinh đánh đổi lấy khoản tiền lương hằng tháng. Từ đó, nhân viên cũng hăng say làm việc hơn để hoàn thành sứ mệnh chung của tập thể.
  • Giúp nhà lãnh đạo dễ dàng điều phối và kiểm soát: văn hoá doanh nghiệp sẽ xây dựng lên những câu chuyện, quy trình, chuẩn mực… giúp kiểm soát và thanh lọc hành vi nhân sự để nhà lãnh đạo dễ dàng trong công việc quản lý hơn.
  • Giảm thiểu tối đa xung đột: nếu xây dựng một nền tảng văn hoá doanh nghiệp tốt sẽ giúp mọi thành viên trong doanh nghiệp thống nhất về cách nhìn nhận và giải quyết mọi vấn đề trong công việc. Từ đó giảm thiếu tối đa các xung đột trong quá trình làm việc.
  • Nâng cao lợi thế cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành: trong một ngành nghề có thể có rất nhiều doanh nghiệp cùng kinh doanh nhưng văn hoá nội bộ chính là điểm khiến một doanh nghiệp trở nên khác biệt. Bên cạnh đó, văn hoá doanh nghiệp cũng thúc đẩy động lực làm việc, gắn kết nhân viên, kiểm soát doanh nghiệp… đây chính là những yếu tố giúp cho doanh nghiệp đứng vững lâu bền trên thương trường và tự tin trước mọi đối thủ cạnh tranh.
Văn hoá nội bộ giúp mọi nhân viên trong tập thể phát huy được tối đa khả năng làm việc.

Có thể thấy răng, xây dựng văn hoá doanh nghiệp không phải câu chuyện một sớm một chiều hay chỉ đơn thuần là liệt kê ra các giá trị mình mong muốn mà đòi hỏi sự nỗ lực của tất cả các thành viên, sự khởi xướng, cổ vũ, động viên của lãnh đạo. Tuy nhiên nếu bạn là người chủ doanh nghiệp có sự cầu thị, lắng nghe từ phía nhân viên, dung hoà cùng mục tiêu kinh doanh của bản thân để xây dựng nên một nền tảng văn hoá vững mạnh và tích cực sẽ giúp ích rất nhiều cho sự phát triển doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh về sau.

KẾT NỐI VỚI SALESWORD

Hotline: +84 0977 399 571
Trụ sở: 76 Mai Thị Lựu, Phường Đakao, Quận 1, TP Hồ Chí Minh.
VP Hà Nội: Tầng 4&5, 47 Huỳnh Thúc Kháng, Quận Đống Đa, Hà Nội.

“THIẾU NỘI LỰC BÁN HÀNG, MỌI CHIÊU THỨC ĐIỀU TRỞ NÊN VÔ NGHĨA”

Võ Văn Đảng​

VỀ SALESWORLD

  • Giới thiệu
  • Sự kiện
  • Tuyển dụng
  • Tin báo chí
  • Liên hệ

KHOÁ HỌC

  • CEO phải giỏi SALE
  • Lãnh đạo bán hàng nội lực
  • Bán hàng bằng nội lực
  • Sales & Presentation
  • Xây dựng kịch bản Telesales

KIẾN THỨC BÁN HÀNG

  • Kỹ năng bán hàng
  • Bán hàng theo DISC
  • Kỹ năng lãnh đạo
  • Quy trình bán hàng
  • Xây dựng đội nhóm

ĐĂNG KÝ BẢN TIN BÁN HÀNG

Điền email của bạn để nhận bản tin bán hàng hàng tuần từ SalesWorld

Share