Nhân lực chính là một trong những yếu tố quyết định góp phần vào sự thành hay bại của một doanh nghiệp (hay công ty). Để có được những nguồn nhân lực chất lượng, nhiệt huyết thì những nhà điều hành không chỉ cần kinh nghiệm đánh giá con người mà còn cần có các kĩ năng truyền lửa cho nhân viên nữa. Hãy cùng tìm hiểu các cách thức truyền lửa cho nhân viên như một môn nghệ thuật này nhé.
Tâm lý thoải mái, môi trường chuyên nghiệp thì mới phát huy được thêm hiệu suất trong công việc, hiểu rõ điều đó, những người quản lý chuyên nghiệp luôn muốn tìm hiểu tâm lý của nhân viên.
Liệu nhân viên của mình có hài lòng với công việc? Liệu họ có quá căng thẳng và áp lực gây nên mệt mỏi, nhàm chán? Liệu họ có được lắng nghe không?
Hãy tìm hiểu mong muốn của họ, qua việc dành thời gian nói chuyện và thảo luận để có thể truyền lửa cho nhân viên. Các cuộc nói chuyện không cần quá chú trọng vào công việc, mà có thể là những việc đời thường, xoay quanh cuộc sống, môi trường từ đó hiểu được tâm lý của nhân viên. Khi đã hiểu được điều đó, làm sao điều tiết chúng để vừa thỏa mãn số đông cũng như đáp ứng điều kiện công ty cũng là một điều vô cùng quan trọng.
Chắc chắn rằng, nhân viên sẽ được truyền một nguồn năng lượng vui tươi hơn khi đến công ty mà họ được đáp ứng các lợi ích của mình.
Những nhân viên làm việc ở công ty cần có cái nhìn chung và hứng thú với việc phát triển mục tiêu của tập thể đó. Việc phổ biến rõ ràng về mục tiêu, cũng như thuyết phục kết quả đó có lợi ích với tất cả mọi người sẽ giúp nhân viên có động lực lớn hơn. Mỗi thành viên sẽ cảm thấy mình trở nên quan trọng hơn khi có đóng góp nhất định cho cả công ty.
Nếu bạn truyền đạt một cách rõ ràng và cảm xúc bằng các bài phát biểu, hay thậm chí là cuộc nói chuyện riêng với từng người thì sẽ là một cách truyền lửa cho nhân viên hiệu quả.
Nhân viên cần có sự khích lệ, trao thưởng kịp thời cho những đóng góp và nỗ lực của mình. Không một ai muốn chăm chỉ để không đổi lấy được điều gì. Chỉ bằng những lời khen, những phần thưởng nhỏ thôi là đã khiến những nhân viên của bạn tăng nhiệt huyết lên cao chứ chưa bàn đến những món quà giá trị cao.
>>> Đọc ngay để biết: 7 gợi ý giúp bạn quản lý nhân viên hiệu quả.
Thái độ và cách thức cư xử với nhân viên không nên quá xa cách và cũng không nên quá mức thân thiết tại nơi làm việc. Khi trở nên quá xa lạ, nhân viên của bạn sẽ sinh ra sự sợ hãi khi đối mặt cũng như khó có thể tiếp thu công việc một cách vui vẻ. Ngược lại, khi quá mức thân thiết, nhân viên có thể sẽ trở nên “lười biếng” và miễn nhiễm với các phê bình từ phía quản lý.
Hãy có một chừng mực nhất định giúp nhân viên vừa cảm nhận được sự quan tâm của lãnh đạo những vẫn biết hoàn thành công việc của mình đúng hạn.
Tạo ra môi trường cho nhân viên hoạt động ngoại khóa sau những giờ làm việc căng thẳng sẽ giúp họ thư giãn và thoải mái hơn. Việc cùng tham gia vào các hoạt động đó cũng khiến nhận thức của họ về lãnh đạo trở nên nhẹ nhàng hơn, và hình thành sự “trung thành” trong công việc.
Sau những giờ hoạt động ngoại khóa, nhân viên hoàn toàn có thể tăng năng suất làm việc lên gấp nhiều lần vì họ được nghỉ ngơi một cách đúng cách với người quản lý của mình.
Sự quan tâm và truyền lửa cho nhân viên còn được thể hiện trong việc đầu tư để phát triển các kĩ năng của họ. Bạn nên dành thời gian để theo dõi, đưa ra các hướng đi cho sự tiến bộ của nhân viên, ví dụ như giới thiệu một khóa học, một đầu sách, hay một cố vấn chuyên nghiệp…
Ngoài ra, nếu có kinh phí hãy lập một ngân sách để đào tạo những nhân viên có tiềm năng trong các lĩnh vực đặc thù. Những nhân viên đó sẽ rất vui vẻ, cảm kích và thêm quyết tâm với công việc của họ khi được tham gia học tập các kĩ năng cao hơn.
Việc truyền lửa cho nhân viên là cần thiết và vô cùng quan trọng trong môi trường công việc, đây được coi như là một bộ môn nghệ thuật trong quá trình quản lý. Tuy nhiên, bạn vẫn nên giúp nhân viên cân bằng giữa công việc và cuộc sống riêng của họ, để có thể phát huy được năng suất cao nhất.
Đọc thêm:
Điền email của bạn để nhận bản tin bán hàng hàng tuần từ SalesWorld